[Giải mã] tiếng kêu “lục cục” của xương khớp

Kang Seung Young
Thứ Sáu, 07/07/2023

Đôi khi, trong quá trình vận động các khớp chúng ta nghe thấy những tiếng lục cục, điều này có thể do việc hoạt động đột ngột gây ra và hết ngay sau đó. Nhưng các khớp xương kêu lục cục thường xuyên, đặc biệt ở những người cao tuổi có thể là dấu hiệu cảnh bảo tình trạng khô khớp, thoái hóa khớp.

1. Nguyên nhân các khớp xương kêu lục cục

Khớp là vị trí nối giữa 2 xương giúp chúng có thể vận động và phục vụ nhu cầu hoạt động hàng ngày của con người. Các khớp xương kêu “lục cục” có thể là dấu hiệu bình thường. Điều này thường xuất phát từ việc áp lực bên trong khớp bị thay đổi đột ngột dẫn tới hình thành các bọt khí, khi các bọt khí bị phá vỡ sẽ phát ra tiếng kêu, hoặc có thể do di động đột ngột của hệ thống dây chằng, phần mềm quanh khớp.

Một số nguyên nhân và yếu tố có thể dẫn tới khớp kêu lục khục:

  • Thoái hóa khớp: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Thoái hóa khớp là một bệnh có thể hình thành do quá trình lão hoá tự nhiên của cơ thể. Ngoài biểu hiện các khớp kêu lục khục thì thoái hoá khớp có thể gây các triệu chứng khác như đau, sưng nóng đỏ, vận động khó khăn...
  • Thiếu dịch khớp: Thiếu dịch khớp hay gọi là khô khớp, đây là một biểu hiện do nhiều nguyên nhân gây ra như: Thiếu dinh dưỡng dẫn đến bệnh loãng xương, giảm tiết dịch khớp; lười vận động, thừa cân, béo phì, tuổi cao...
  • Chấn thương: Một chấn thương khi chơi thể thao hay do tai nạn cũng là nguyên nhân gây ra khớp kêu lục khục.
  • Viêm khớp dạng thấp: Đây là một bệnh lý tự miễn, gây ảnh hưởng tới một hoặc nhiều khớp. Ngoài dấu hiệu khớp kêu lục cục khi vận động người bệnh có thể thấy sưng đau tại các khớp nhỏ, thường đối xứng và kèm theo cứng khớp buổi sáng. Đây là một bệnh lý cần được phát hiện và điều trị sớm, đúng cách nếu không sẽ tiến triển nhanh và gây ra hạn chế nghiêm trọng vận động của khớp.
  • Viêm gân: Gân là phần nối giữa cơ với khớp. Nếu như vì một nguyên nhân nào đó mà gân bị tổn thương viêm. Nó có thể cọ xát với xương và gây ra tiếng khi vận động.
  • Vôi hóa ổ khớp: Vôi hóa ổ khớp là hiện tượng lắng đọng canxi ở các mô sụn và xương dưới sụn, hay gặp nhất ở khớp gối. Bệnh gây ra những thương tổn ở đầu sụn khớp và vận động mạnh, bệnh nhân sẽ cảm nhận được khớp đầu gối kêu lục cục hoặc lạo xạo.

2. Làm gì khi các khớp xương kêu lục cục

Nhiều người thấy xương khớp kêu khi tập gym, tập thể dục, làm việc và vận động khớp thì cảm thấy lo lắng và không biết phải làm sao. Trước hết muốn biết cần làm gì thì cần phải xác định được nguyên nhân gây ra tiếng lục cục khi vận động khớp.

Nếu như bạn thấy xuất hiện tiếng lục cục thường xuyên, kèm theo các dấu hiệu bất thường khác tại khớp như sưng nóng, đau, vận động đi lại khó khăn thì cần thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Ngoài ra, cần thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống và chế độ tập luyện phù hợp để cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự hoạt động của khớp, giữ cân nặng phù hợp và chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

3. Cách phòng tránh các khớp xương kêu lục cục

Dựa vào các nguyên nhân gây bệnh mà có thể sử dụng một số biện pháp giúp phòng ngừa triệu chứng lục cục khi hoạt động khớp. Một số biện pháp phòng ngừa bao gồm:

Chế độ ăn uống đủ dưỡng chất cần thiết: Một trong những nguyên nhân khiến khớp kêu lục khục đó là thiếu các dưỡng chất như canxi, collagen, vitamin D và B12... Nên ăn uống đa dạng để có thể giảm nguy cơ khô khớp. Những thực phẩm có thể bổ sung đủ dinh dưỡng trên như cá, tôm, thịt, trứng, sữa, rau xanh, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc...

Giữ cân nặng hợp lý: Nếu đang bị thừa cân béo phì thì cần có chế độ ăn uống và tập luyện để duy trì cân nặng hợp lý. Tránh việc gia tăng trọng lượng làm tăng sức nặng cho khớp, khiến cho khớp thoái hoá nhanh hơn.

Tập thể dục đều đặn: Đây là một biện pháp giúp duy trì sự dẻo dai của khớp, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Lựa chọn một môn thể thao phù hợp như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga... để tập mỗi ngày cũng là biện pháp giảm tiếng kêu khi hoạt động khớp.

Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Trong quá trình nghỉ ngơi thì cơ thể có thể tái tạo và phục hồi tổn thương. Cho nên, cần sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi phù hợp để hạn chế việc lao lực quá độ gây những tác động không tốt tới cơ thể.

Tránh vận động sai tư thế: Tránh việc mang vác quá nặng gây tổn thương cho khớp và phần mềm quanh khớp. Hạn chế những vận động sai tư thế và hạn chế việc giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài. Đặc biệt nên bỏ thói quen bẻ ngón tay, ngón chân, vặn lưng, vặn cổ, cúi người bê vác đồ... những việc này có thể khiến nhiều người thấy thích thú và thoải mái ngay tại thời điểm đó nhưng thực chất lại gây tổn thương tới khớp về lâu dài.

Bổ sung thực phẩm chức năng tốt cho khớp: Ngoài chế độ sinh hoạt hợp lý thì việc bổ sung thêm TPCN cho cơ thể là điều cần thiết, vì một khi xương khớp suy yếu thì lượng dinh dưỡng hàng ngày đôi khi không đủ hấp thu. Đặc biệt đối với người đã có bệnh thì nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại TPCN về bổ sung xương khớp nhưng duy nhất tại MMKorea luôn tự tin mang đến sản phẩm độc quyền từ Hàn Quốc, tất cả đều đầy đủ hóa đơn chứng từ, nguồn gốc xuất xứ. Khách hàng tại Việt Nam đã và đang ngày càng tin tưởng và ủng hộ, MMKorea nhận được nhiều phản hồi tích cực về tình trạng sức khỏe sau khi dùng sản phẩm.

MMKorea – luôn là lựa chọn sức khỏe hàng đầu của người Việt!

Fanpage: Công ty TNHH MMKorea

Hotline: Ms: Hương 0373142499

Viết bình luận của bạn